Vừa qua, vào ngày 04/8/2023, khoa Kinh tế - Quản trị Trường Đại học Văn Hiến đã tổ chức thành công hội thảo "Các vấn đề nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2022-2024" tại Phòng họp Di sản, cơ sở HungHau Campus.
Các sinh viên, giảng viên và diễn giả chụp ảnh lưu niệm sau hội thảo
Hội thảo với sự tham gia của đông đảo giảng viên khoa, đại diện các phòng ban chức năng và các bạn sinh viên trong và ngoài khoa.
Hội thảo đã đề cập đến những thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt trong việc quản lý nguồn nhân lực trong giai đoạn 2022-2024. Các diễn giả đã trình bày và đưa ra những thông tin tham luận có giá trị về các xu hướng mới trong tuyển dụng, đào tạo, phát triển và giữ chân nhân tài trong thời đại số.
TS. Trần Anh Dũng - Phó Hiệu trưởng Thường trực Nhà trường, Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị điều hành hội thảo
Tại hội thảo các diễn giả đã đề cập đến những đề tài trọng tâm nhất trong thời điểm hiện tại của các doanh nghiệp, cũng như xu hướng kinh tế hiện đại là thương mại điện tử và công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). Đặc biệt về ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo ChatGPT trong công việc và học tập được sự quan tâm của rất nhiều sinh viên.
ThS. Phạm Trịnh Hồng Phi - Giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị trong phần báo cáo tham luận
Với chủ đề ứng dụng ChatGPT trong học tập và công việc, TS. Hồ Cao Việt – Nguyên Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị Trường Đại học Văn Hiến có đóng góp ý kiến tham luận. Thầy Việt khẳng định, ChatGPT chỉ là ứng dụng mang tính tham khảo, sinh viên không nên quá lạm dụng phần mềm này trong học tập. Song song đó, Thầy Việt cũng đó đề xuất Nhà trường cần có những quy định đối với sinh viên để tránh việc các bạn quá lạm dụng ChatGPT trong việc học tập nghiên cứu khoa, điều này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tư duy sang tạo và tình thần tìm tòi nghiên cứu của sinh viên.
TS. Hồ Cao Việt – Nguyên Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị Trường Đại học Văn Hiến đóng góp ý kiến tham luận tại hội thảo
Hội thảo "Các vấn đề nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2022-2024" đã nêu được thực trạng về sự gia tăng của công nghệ và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, tác động của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đối với các ngành công nghiệp và kinh doanh truyền thống. Từ đó đề xuất những biện pháp cần thiết để nguồn nhân lực vẫn đảm bảo tính cạnh tranh.
ThS-NCS. Trần Hữu Ái, Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị trong phần báo cáo tham luận
Trong bối cảnh chung của toàn cầu đang gặp khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khắc khe hơn vấn đề tuyển chọn nguồn nhân lực. Hội thảo nêu bật nên vấn đề của nguồn nhân lực chính là cần phát triển kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo trong thời đại số để mỗi cá nhân có thể thích nghi và phát triển trong công việc để không bị thay thế bởi AI. Bên cạnh đó là việc cần rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin để đáp ứng tốt công việc.
Sinh viên tích cực tham gia thảo luận các vấn đề xoay quanh chủ đề hội thảo
Bên cạnh các diễn giả là giảng viên, tại hội thảo cũng có sự chia sẻ trực tiếp có các doanh nghiệp về tình hình thực tế cũng như nhu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện tại về những trải nghiệm thực tế trong việc quản lý nguồn nhân lực, từ việc thu hút và giữ chân tài năng đến việc xây dựng môi trường làm việc động viên và phát triển. Các doanh nghiệp tham dự cũng đã có những nhận xét tích cực về hội thảo khi chuyên đề mà hội thảo mang lại đã đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp hiện nay.
Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Thủy sản TP.HCM chia sẻ tại hội thảo
Hội thảo đã mang lại cơ hội để các giảng viên, sinh viên hiểu rõ hơn và nắm bắt kịp thời về tình hình nguồn nhân lực hiện tại và tương lai tại Việt Nam. Đây cũng là dịp để kết nối, trao đổi kinh nghiệm với các giảng viên chuyên môn và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế.
Một số hình ảnh tại hội thảo: