CHUYÊN NGÀNH
02 chuyên ngành
Tham vấn và trị liệu tâm lý, Tham vấn tâm lý và quản trị nhân sự
TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN
Tổ hợp môn xét tuyển
A00: Toán, Lý, Hóa
B00: Toán, Hóa, Sinh
C00: Văn, Sử, Địa
D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo
+ Lộ trình đào tạo chuẩn là 4 năm với 134 tín chỉ, sinh viên có thể tự chọn lộ trình 3 năm với 9 HK để tốt nghiệp sớm.
+ Bám sát theo định hướng đào tạo mang tính ứng dụng, ĐH Văn Hiến thường xuyên tổ chức cho sinh viên tâm lý học đi thực tế nghề nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm quản trị nhân sự để quan sát, học hỏi, nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia và có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
+ Bám sát theo định hướng đào tạo mang tính ứng dụng, ĐH Văn Hiến thường xuyên tổ chức cho sinh viên tâm lý học đi thực tế nghề nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm quản trị nhân sự để quan sát, học hỏi, nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia và có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia nhiều lớp kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng hay giao lưu cùng các chuyên gia tư vấn tâm lý…, từ đó giúp sinh viên có thêm kiến thức và tự tin hòa nhập vào thị trường nghề nghiệp sau khi ra trường.
+ Sinh viên sẽ học từ tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học tội phạm, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học quản trị kinh doanh… cho đến tâm lý học vũ trụ. Bên cạnh lý thuyết, sinh viên phải dành nhiều thời gian cho việc quan sát, học hỏi và thực hành trên chính những trường hợp xung quanh. Việc luyện giọng nói tròn vành rõ chữ và truyền cảm, thu hút cũng là lợi thế cho nghề nghiệp sau này.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Cơ hội nghề nghiệp
Nhà tâm lý học đường:
˗ Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
˗- Công việc chính là tham gia vào việc giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống từ đó có thể chuyên tâm vào việc học tập đạt thành tích tốt.
Nhà trị liệu tâm lý:
˗ Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý.
˗ Công việc của bạn có thể là làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như là những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.
Chuyên viên tham vấn:
˗ Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ…
˗ Công việc của bạn là gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết.
Nhà tâm lý học:
˗ Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông…
˗ Công việc của nhà tâm lý học cũng rất đa dạng, họ có thể làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước.
Nhà tư vấn tuyển dụng:
˗ Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện...
˗ Công việc của bạn là giúp các nhà quản lí doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp